ĐÊM ĐÔNG … NHỚ …
Đêm đông
Người có nhìn giọt mưa
Nhảy đùa trên mặt đất
Đêm, sân ga đèn vàng
Quán café, bỗng chật
Nhớ
Người cùng tôi một đoạn
Ngắn quá, rồi người đi
Lối gầy còn đâu đó
Tôi, chiếc bóng, lầm lì!
Tự bạch
Anh, Phù Vân Đặng Cước
Xác thân là mây nước
Ở cả vũ trụ này
Em đừng hòng chạy được…
PHÙ VÂN
Tương Tri không cần phải giới thiệu nhà thơ này nữa vì nhà thơ đã tự giới thiệu và đánh bóng mình quá cỡ rồi .
Người có nhìn giọt mưa
Nhảy đùa trên mặt đất
Đêm, sân ga đèn vàng
Quán café, bỗng chật
Nhớ
Người cùng tôi một đoạn
Ngắn quá, rồi người đi
Lối gầy còn đâu đó
Tôi, chiếc bóng, lầm lì!
Tự bạch
Anh, Phù Vân Đặng Cước
Xác thân là mây nước
Ở cả vũ trụ này
Em đừng hòng chạy được…
PHÙ VÂN
Tương Tri không cần phải giới thiệu nhà thơ này nữa vì nhà thơ đã tự giới thiệu và đánh bóng mình quá cỡ rồi .
Thiên đường đã mất tìm thấy lại trong các sân quán nhậu. Remarque đã nói ( không ngờ bạn mình chạm đúng Erich Maria Remarque trong trái tim mình mấy chục năm )
bài thơ anh Phù Vân Đặng Cước lạ thật đó ( khí thế ghê )
Xác nương nghề kiến trúc
Hồn rảnh giỡn với thơ
(Trần Thanh Cường)
Thơ rảnh giỡn với hồn…….
1.
Kỷ niệm ấu thơ tôi gắn liền với con dốc lên nhà thờ Núi – Quãng trường Maria – Mỗi sáng theo các sœurs đi nhà thờ, mỗi chiều lên tập thánh ca bên nhà nguyện. Thật trong veo và êm ả. Cũng trên con dốc đá đó, chị Hồng Th. vẫn thường hối chúng tôi trong những buổi hẹn hò của chị: “Hai đứa ra coi anh Cước đến chưa?”. Lúc ấy tôi và Hồng Lam chứng mười hai tuồi. Rất sợ ba Lam biết được, hai đứa chạy ra đầu đường, dễ dàng nhận dạng cái ông cao lêu nghêu đang đứng trên dốc đá bên kia về báo lại để chị Th. điệu đàng ra gặp. Ngày mai lên lớp, dù đọc bài lúng ta lúng túng, chị Th. vẫn khen: “Giỏi lắm, 18 điểm”.
Rồi ngôi trường yêu dấu biến mất, những buổi lễ sáng, kinh chiều biến mất. Chị Hồng Th. biến mất. Anh Cước biến mất .Mối tình thơ biến mất… Chỉ còn tôi: Ma dẫn lối quỷ đưa đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi…
2.
Kỷ niệm ấu thơ của các con tôi gắn liền với âm thanh chiếc Vespa của Bác Cước. Đêm, cứ nghe tiếng nổ đặc trưng ở đầu đường thì hai đứa nhớn nha nhớn nhác: “Mẹ, mẹ, đóng cửa nhanh lên, Bác Cước tới!”. Đơn giản thôi, lúc ấy tôi là chủ quán nhậu. Thời gian Bác Cước tới là 11 giờ đêm, và bác cứ vô tư ngồi đến 2, 3 giờ sáng chiêm nghiệm, trầm ngâm, suy tưởng một mình, mặc kệ chủ quán ngồi gục lên gục xuống vì buồn ngủ.
Sau này, khi hai con tôi lớn lên, ngồi nhắc lại chuyện cũ, con em nói: “Tội Bác Cước, mình đóng cửa Bác buồn lắm, Bác không có chỗ dung thân!”. Con chị rất mô phạm, nề nếp: “Không, giờ đó Bác phải về nhà, cả nhà sẽ chờ đợi và lo âu khi Bác về trễ”. Con em rất nghệ sĩ (và đó là nghiệp dĩ): “Chị không biết đâu. Thiên đường đã mất tìm thấy lại trong các sân quán nhậu. Remarque đã nói thế. Bác đi tìm một thiên đường đã mất, giống như ba mình vậy đó!” Hình như một viên đạn đã bắn trúng hai con nhạn, ông xã tôi nửa muốn cười, nửa muốn nạt nộ con.
Ôi, hai con nhóc đã lớn từ hồi nào thế nhỉ ?
3.
Kỷ niệm chung của gia đình là chiếc xe thổ mộ. Anh đánh chiếc xe ngựa đến đậu trước nhà tôi vào một tối mưa, giữa phố phường nhộn nhịp. Hàng xóm túa ra coi. Rất điên cuồng và lãng mạn.
Cả nhà đều thích đọc thơ Bác Cước. Và một cuộc tranh luận đã… nảy ra bài-thơ-gia-đình-yêu-thích-nhất:
Người mang về nhà cũ
Mấy cánh hoa dậy thì
Nhà không một ai cả
Trồng xong, rồi người đi
Chúng tôi yêu cái phần trong trẻo ở con người Anh. Còn những thứ khác, Phật Ma Ma Phật, kệ Anh và những dư luận . Vậy thôi!