Từ thuở biết đọc thơ tôi vẫn thường
thắc mắc : Nhà thơ sống bằng cách nào?
Nay mang máng rằng: Người thơ được
nuôi bằng nhiều nghề khác, ít có người sống được chỉ bằng nghề thơ!
Nhà thơ thường nặng nợ áo cơm! Chẳng
trách các bậc cha mẹ có con gái quen Nhà thơ cứ phải lo ra (hắn không có nghề gì khác sao?) mặc dầu
vẫn rung động trước những câu thơ hay. Vì vậy đường tình duyên của Nhà thơ thường
lắm trắc trở!
Nếu Nhà thơ đặng đường tình duyên thì
cũng đặng đường con cái, do người đẹp quý yêu thơ nên cũng yêu chìu chẳng nề ngày
đêm, bản thân Nhà thơ lại rung miệt mài... !
Tiếp cận nàng thơ Người thường đến với
men rượu. Dưới mắt người đời hình ảnh Nhà thơ càng thêm nhếch nhác, tội nghiệp!
Mặc! Làm thơ, Nhà thơ chỉ mong được đồng
cảm, được đời cùng thổn thức, không màng được trả công! (Thế nên chúng ta được miễn phí vĩnh viễn khi dùng “món” Thơ). Ôi,
thật độ lượng và rộng rãi những Nhà thơ!
Thơ là vật phẩm vô giá mà Nhà thơ dâng
tặng cuộc đời. Thơ không như hội họa, điêu khắc, điện ảnh... đều cùng là tác phẩm nghệ thuật cả, nhưng riêng
thơ không lên sàn đấu giá bao giờ: thơ chỉ sở hũu được bằng những giây rung cảm.
Thơ được uẩn dưỡng bằng rung động và
khu trú ở hồn người.
Nhà thơ được uẩn dưỡng bằng men cay
và khu trú ở bên đời!
Đến bao giờ Nhà thơ mới được cuộc đời
ưu ái hoàn công? Hay cái nghiệp thơ nó thế! Phải chăng Nhà thơ phải cưu mang
cung cấp chất thơ miễn phí cho cuộc đời?
Đã trót mang
nghiệp ấy vào thân, hãy hỷ xả nữa đi những Nhà thơ!
Hãy vắt xiết thịt da
Dồn cùng kiệt máu nóng
Gầy nên vần thơ mượt
Làm ngơ ngẩn cụôc đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét