DALAT qua góc máy chúng tôi · 1.663 người thích điều này.
27 tháng 5 lúc 17:28 ·
LÊN ĐÀ LẠT BẰNG ĐƯỜNG SẮT
Trước kia nếu muốn thưởng thức vẻ huyền bí của núi rừng cao nguyên
người ta có thể lên Đà Lạt bằng xe lửa. Du khách sẽ có một cảm giác rất
độc đáo khi ở trên một con tàu dài ngoằn ngoèo đang hì hục leo lên những
triền dốc cao. Núi rừng hùng vĩ lướt chầm chậm qua mắt người trong một
cuộc gặp gỡ đầy lưu luyến. Thỉnh thoảng con tàu phải chui qua một đoạn
hầm tối tăm bí hiểm.
Đoạn đường xe lửa từ Phan Rang đi Đà Lạt
được khởi công xây dựng từ 1915, dài 84km, do người Thụy Điển thiết kế.
Thụy Điển là một nước có nhiều đường dốc, giàu kinh nghiệm về đường sắt
có răng cưa (crémaillère). Chuyến tàu lửa đầu tiên lên Đà Lạt được khởi
hành vào năm 1933. Đây là một đường xe lửa đặc biệt vì đoạn qua khỏi ga
Sông Pha đường dốc rất cao, nên xe hỏa phải có thêm một đường rầy ở
chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo
cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại
thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột
nhanh khi xuống dốc.
Điều đáng buồn là cả một công trình vĩ đại và
thơ mộng này trong thời chiến tranh vì có một đoạn đường thiếu an ninh
nên tuyến giao thông đường sắt không thể sử dụng được và đã trở nên
hoang phế từ đó. Ga Đà Lạt trước kia là một trong những ga xinh đẹp và
độc đáo của Việt Nam, nay hầu như tất cả đều chìm vào quên lãng! Nhưng
trong lòng người xa xứ, nhất là các nhà văn, nhà thơ thời những kỷ niệm
vế chuyến du lịch Đà Lạt năm nào bằng tàu hỏa chẳng bao giờ có thể bị
lãng quên!
Hãy đi theo tuyến đường sắt từ Sài Gòn lên Đà Lạt dưới ngòi bút hồi ký của HỒNG THỦY, cô nữ sinh Trưng Vương thời đó:
“Chúng tôi đi Đà Lạt bằng tầu hỏa. Tôi còn nhớ tầu khởi hành khoảng
chập tối khi thành phố mới bắt đầu lên đèn. Tầu rời ga Phạm Ngũ Lão, gần
chợ Bến Thành và khoảng trưa hôm sau thì đến Đà Lạt (nếu tôi nhớ không
lầm).
Tôi thích đi du lịch bằng tầu hỏa nhất vì tôi có thể ngắm
phong cảnh hai bên đường một cách khoảng khoát không bị vướng víu bởi
những ô kính nhỏ của xe hơi, hay cái “lỗ tò vò” kính của máy bay.
Đường bộ Sài Gòn - Đà Lạt đẹp vô cùng. Ngoài những ga nhỏ tầu chỉ ngừng
vài phút rồi đi, ga Mường Mán là nơi tôi nhớ rõ nhất vì tầu ngừng lại
lâu hơn. Các người bán quà rong bước hẳn lên tầu đi dài dài mời khách.
Khi tầu rục rịch chuyển bánh, họ mới vội vàng nhẩy xuống, đứng ở sân ga
tiếc rẻ nhìn con tầu phóng vút đi bỏ lại tiếng còi tầu tan loãng trong
không gian.”
Nhà văn NGUYỄN XUÂN THIỆP cũng từng ghi lại cảm tưởng đi bằng tầu hỏa từ Sài Gòn lên Đà Lạt với một người bạn:
“Từ Sàigòn, chúng tôi lên xe lửa vào buổi chiều nắng đã tắt. Xe chạy
suốt đêm qua những triền cát ven biển, những cánh đồng, đồi núi. Ánh
sáng từ các khung cửa sổ những toa tàu hắt xuống hai ven đường ray, vun
vút lướt đi, như những niềm vui, hết đợt này tới đợt khác. Làm sáng thêm
những vệt sáng có vẻ phù hư đó, từ ống khói đầu máy không ngớt tuôn ra
những tàn lửa bay múa trong đêm. Khi lên vùng cao, bánh xe lăn chậm chạp
trên đường rail có răng cưa để níu tàu khỏi tuột dốc. Không khí đã
thoảng mùi nhựa thông trong gió. Hừng sáng, tàu đến ga Đà Lạt.
Mãi
tới sau này, tôi vẫn thấy cái nhà ga miền núi này là đẹp nhất nước,
không chừng đẹp nhất thế giới, xin lỗi. Hai đứa chúng tôi ngụ tại khách
sạn Kinh Đô ba ngày, đêm Noel đi xem lễ nhà thờ con gà, ngày đi suối đi
thác đi hồ đi rừng. Những chiếc xe ngựa ngày ấy bây giờ chắc đã biến vào
trong mơ.”
Đường bộ từ Phan Rang lên Đà Lạt là quốc lộ 11 dài
110km, nhưng đường xe lửa chỉ dài có 84km thôi. Khởi hành từ Tháp Chàm
đến K'rong Pha. Ga K'rong Pha là ga đặt theo tên gọi của đồng bào
Thượng, người Việt phiên âm là Sông Pha. Xe lửa chạy trên đường bằng là
46km, còn lại là xuyên núi và leo dốc lên tới cao độ 1.500m cách mặt
biển. Xe sẽ leo lên đèo Ngoạn Mục, một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ,
đường lên quanh co uốn khúc giữa núi rừng trùng điệp nối nhau, tầng tầng
lớp lớp giữa mây trời.
Vào năm 1991, từ nước ngoài, nhà thơ
TRẦN VẤN LỆ kể lại cuộc hành trình của mình bằng tầu hỏa từ Phan Rang
lên Đà Lạt mấy chục năm về trước một cách hào hứng, lúc đó chàng còn trẻ
tuổi, mới 17:
“Tết này tôi năm mươi tuổi. Tấm lòng tôi vẫn trai trẻ
như bao giờ. Như hồi tôi mười bảy tuổi ta, mười sáu tuổi tây. Chuyến xe
lửa từ Phan Rang dừng lại thật lâu ở ga K’rong Pha để ta thấy đầu máy
đi vào hệ thống đường rầy có răng cưa. K’rong Pha nắng chang chang, chỉ
có gió biển bay qua những cánh đồng uá nắng, đập vào vách đèo Ngoạn Mục,
rồi dội ra túa lụa những khu rừng dầu xác xơ èo uột. Ga K’rong Pha nhỏ,
nhưng lớn hơn nhiều những ga xép dọc đường như Đồng Mé, Lương Sơn, Long
Thạnh… bởi vì nó có một cơ xưởng đặc biệt: trang bị và sửa chữa đầu máy
leo núi…
“Ga K’rong Pha là ga đặt theo tên gọi của đồng bào Thượng,
người Việt phiên âm là Sông Pha. Khi xe lửa rột rẹt vào đường răng cưa
đặt giữa hai thanh đường rầy, người ta nói: xe bắt đầu leo lên đèo Ngoạn
Mục. Cái tên Ngoạn Mục thật hay. Tôi hiểu nghĩa là: nhìn đâu cũng đẹp.
Người Pháp đặt tên là Belle Vue. Có nghĩa là Cảnh Trí Đẹp. Quả thật vậy,
xe chạy triền triền theo dốc núi. Rừng nhiều loại cây, cao vút, xanh
um. Thông từ thưa thớt đến dày kịt rồi mịt mùng. Thông toàn thông. Đà
Lạt hiện ra sau những cửa hầm đục xuyên lòng núi. Thông xanh. Cỏ biếc.
Hoa vàng. Mây trắng. Đà Lạt ôi mênh mông.
Tôi lên Đà Lạt trong tuổi
chớm Tình yêu. Tình yêu đầu đời của tôi là Sông Núi và đó là Tình yêu
mãi mãi thủy chung. Khi xe lửa rầm rầm qua những cầu Eiffel, những cầu
toàn bằng sắt thép, nhìn xuống lòng suối, nước chảy xiết, sóng tung
những ghềnh đá, đẹp không bút mực nào tả được, tôi tưởng trái tim mình
vỡ ra như một đóa hoa... tả tơi mà vẫn còn nguyên vẹn! Xe lửa uốn mình
như rắn lượn qua các sườn núi phất phơ cỏ lau. Cầu Đất xanh um trà. Eo
gió tiếng thông reo vi vút. Cà-beu lạnh ngắt mù sương. Trạm Hành long
lanh giọt nắng. Dran ầm ì tiếng sóng của con sông Đa Nhim. Trong rừng,
những con chim đủ màu sắc, không biết gọi chim gì, chuyển cành ríu rít.
Những con vượn đen mướt một tay vin cành, một tay ngoắc ngoắc thinh
không, răng trắng, môi hồng, tiếng kêu chí cha chí chét. Bắt đầu nghe
lạnh từ khi xe lửa rột rẹt vào hàng răng cưa. Lạnh vì nghe ê răng. Lạnh
vì có cảm tưởng mình đã qua cái cổng chào của Đà Lạt yêu thương, tân kỳ
mà trùng trùng cổ kính...
Xe lửa rít những hồi còi lanh lảnh sau ga
cuối cùng là Trại Mát, còn cách Đà Lạt 7km. Đà Lạt không chỉ toàn là núi
đồi với lác đác một vài ngôi nhà dưới hông sâu, trên đỉnh đồi hay những
thị trấn như bàn tay nó tạo dựng đây đó trên lối vào thành phố. Đà Lạt
hiện nguyên hình một nàng Tiên diễm ảo. Những ngôi biệt thự khác kiểu
nhau, nằm kề hay tách riêng, không chìm xuống mà trồi lên sững sờ trong
ánh mắt. Hoa và hoa. Chỗ nào cũng hoa. Hoa trong sân nhà. Hoa trên thảm
cỏ. Hoa của trời đất. Hoa của người ta. Những chòm thông tỏa bóng trên
những mái ngói đỏ, ngói vàng. Rừng thông ngay trong thành phố, có lúc
thấy như cao hơn đỉnh tháp chuông nhà thờ con gà, có lúc thấy san sát
với mái trường Võ Bị quốc gia dãy ngang dãy dọc...
Thông long lanh
rớt với tiếng chuông chùa Linh Sơn thánh thót, ngọt ngào như tiếng lạc
ngựa leng keng. Đà Lạt làm nhớ cà rem cây. Thương quá. Đà Lạt tuổi thơ
hồng hồng má thắm. Tuổi mười bảy của tôi hai bàn tay ngát hương...
Tôi ôm chầm lạnh ngắt từng cây trụ đúc của hành lang nơi ga Đà Lạt. Ô!
Một nhà ga đẹp hơn bất cứ nhà ga nào tôi đã đi qua. Hơn cả Sài Gòn, Hà
Nội, Huế, Nha Trang...
Nắng vàng chảy như nước mắt của tôi bây giờ.
Đà Lạt hồi đó dễ thương biết bao. Đà Lạt bây giờ cũng dễ thương biết
bao, nếu tôi được ôm chầm lạnh ngắt từng cây trụ điện trồng dọc theo
những con đường! Xe lửa tới nơi và đậu lại. Không lên Ban Mê Thuột.
Không lên Pleiku, Kontum. Không cả xuống Di Linh, Blao, Da Huoai... Xe
lửa tới nơi và tôi tới Đà Lạt muôn đời yêu quí!”
Soạn giả: LS. Ngô Tằng Giao
Trước kia nếu muốn thưởng thức vẻ huyền bí của núi rừng cao nguyên người ta có thể lên Đà Lạt bằng xe lửa. Du khách sẽ có một cảm giác rất độc đáo khi ở trên một con tàu dài ngoằn ngoèo đang hì hục leo lên những triền dốc cao. Núi rừng hùng vĩ lướt chầm chậm qua mắt người trong một cuộc gặp gỡ đầy lưu luyến. Thỉnh thoảng con tàu phải chui qua một đoạn hầm tối tăm bí hiểm.
Đoạn đường xe lửa từ Phan Rang đi Đà Lạt được khởi công xây dựng từ 1915, dài 84km, do người Thụy Điển thiết kế. Thụy Điển là một nước có nhiều đường dốc, giàu kinh nghiệm về đường sắt có răng cưa (crémaillère). Chuyến tàu lửa đầu tiên lên Đà Lạt được khởi hành vào năm 1933. Đây là một đường xe lửa đặc biệt vì đoạn qua khỏi ga Sông Pha đường dốc rất cao, nên xe hỏa phải có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc.
Điều đáng buồn là cả một công trình vĩ đại và thơ mộng này trong thời chiến tranh vì có một đoạn đường thiếu an ninh nên tuyến giao thông đường sắt không thể sử dụng được và đã trở nên hoang phế từ đó. Ga Đà Lạt trước kia là một trong những ga xinh đẹp và độc đáo của Việt Nam, nay hầu như tất cả đều chìm vào quên lãng! Nhưng trong lòng người xa xứ, nhất là các nhà văn, nhà thơ thời những kỷ niệm vế chuyến du lịch Đà Lạt năm nào bằng tàu hỏa chẳng bao giờ có thể bị lãng quên!
Hãy đi theo tuyến đường sắt từ Sài Gòn lên Đà Lạt dưới ngòi bút hồi ký của HỒNG THỦY, cô nữ sinh Trưng Vương thời đó:
“Chúng tôi đi Đà Lạt bằng tầu hỏa. Tôi còn nhớ tầu khởi hành khoảng chập tối khi thành phố mới bắt đầu lên đèn. Tầu rời ga Phạm Ngũ Lão, gần chợ Bến Thành và khoảng trưa hôm sau thì đến Đà Lạt (nếu tôi nhớ không lầm).
Tôi thích đi du lịch bằng tầu hỏa nhất vì tôi có thể ngắm phong cảnh hai bên đường một cách khoảng khoát không bị vướng víu bởi những ô kính nhỏ của xe hơi, hay cái “lỗ tò vò” kính của máy bay.
Đường bộ Sài Gòn - Đà Lạt đẹp vô cùng. Ngoài những ga nhỏ tầu chỉ ngừng vài phút rồi đi, ga Mường Mán là nơi tôi nhớ rõ nhất vì tầu ngừng lại lâu hơn. Các người bán quà rong bước hẳn lên tầu đi dài dài mời khách. Khi tầu rục rịch chuyển bánh, họ mới vội vàng nhẩy xuống, đứng ở sân ga tiếc rẻ nhìn con tầu phóng vút đi bỏ lại tiếng còi tầu tan loãng trong không gian.”
Nhà văn NGUYỄN XUÂN THIỆP cũng từng ghi lại cảm tưởng đi bằng tầu hỏa từ Sài Gòn lên Đà Lạt với một người bạn:
“Từ Sàigòn, chúng tôi lên xe lửa vào buổi chiều nắng đã tắt. Xe chạy suốt đêm qua những triền cát ven biển, những cánh đồng, đồi núi. Ánh sáng từ các khung cửa sổ những toa tàu hắt xuống hai ven đường ray, vun vút lướt đi, như những niềm vui, hết đợt này tới đợt khác. Làm sáng thêm những vệt sáng có vẻ phù hư đó, từ ống khói đầu máy không ngớt tuôn ra những tàn lửa bay múa trong đêm. Khi lên vùng cao, bánh xe lăn chậm chạp trên đường rail có răng cưa để níu tàu khỏi tuột dốc. Không khí đã thoảng mùi nhựa thông trong gió. Hừng sáng, tàu đến ga Đà Lạt.
Mãi tới sau này, tôi vẫn thấy cái nhà ga miền núi này là đẹp nhất nước, không chừng đẹp nhất thế giới, xin lỗi. Hai đứa chúng tôi ngụ tại khách sạn Kinh Đô ba ngày, đêm Noel đi xem lễ nhà thờ con gà, ngày đi suối đi thác đi hồ đi rừng. Những chiếc xe ngựa ngày ấy bây giờ chắc đã biến vào trong mơ.”
Đường bộ từ Phan Rang lên Đà Lạt là quốc lộ 11 dài 110km, nhưng đường xe lửa chỉ dài có 84km thôi. Khởi hành từ Tháp Chàm đến K'rong Pha. Ga K'rong Pha là ga đặt theo tên gọi của đồng bào Thượng, người Việt phiên âm là Sông Pha. Xe lửa chạy trên đường bằng là 46km, còn lại là xuyên núi và leo dốc lên tới cao độ 1.500m cách mặt biển. Xe sẽ leo lên đèo Ngoạn Mục, một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đường lên quanh co uốn khúc giữa núi rừng trùng điệp nối nhau, tầng tầng lớp lớp giữa mây trời.
Vào năm 1991, từ nước ngoài, nhà thơ TRẦN VẤN LỆ kể lại cuộc hành trình của mình bằng tầu hỏa từ Phan Rang lên Đà Lạt mấy chục năm về trước một cách hào hứng, lúc đó chàng còn trẻ tuổi, mới 17:
“Tết này tôi năm mươi tuổi. Tấm lòng tôi vẫn trai trẻ như bao giờ. Như hồi tôi mười bảy tuổi ta, mười sáu tuổi tây. Chuyến xe lửa từ Phan Rang dừng lại thật lâu ở ga K’rong Pha để ta thấy đầu máy đi vào hệ thống đường rầy có răng cưa. K’rong Pha nắng chang chang, chỉ có gió biển bay qua những cánh đồng uá nắng, đập vào vách đèo Ngoạn Mục, rồi dội ra túa lụa những khu rừng dầu xác xơ èo uột. Ga K’rong Pha nhỏ, nhưng lớn hơn nhiều những ga xép dọc đường như Đồng Mé, Lương Sơn, Long Thạnh… bởi vì nó có một cơ xưởng đặc biệt: trang bị và sửa chữa đầu máy leo núi…
“Ga K’rong Pha là ga đặt theo tên gọi của đồng bào Thượng, người Việt phiên âm là Sông Pha. Khi xe lửa rột rẹt vào đường răng cưa đặt giữa hai thanh đường rầy, người ta nói: xe bắt đầu leo lên đèo Ngoạn Mục. Cái tên Ngoạn Mục thật hay. Tôi hiểu nghĩa là: nhìn đâu cũng đẹp. Người Pháp đặt tên là Belle Vue. Có nghĩa là Cảnh Trí Đẹp. Quả thật vậy, xe chạy triền triền theo dốc núi. Rừng nhiều loại cây, cao vút, xanh um. Thông từ thưa thớt đến dày kịt rồi mịt mùng. Thông toàn thông. Đà Lạt hiện ra sau những cửa hầm đục xuyên lòng núi. Thông xanh. Cỏ biếc. Hoa vàng. Mây trắng. Đà Lạt ôi mênh mông.
Tôi lên Đà Lạt trong tuổi chớm Tình yêu. Tình yêu đầu đời của tôi là Sông Núi và đó là Tình yêu mãi mãi thủy chung. Khi xe lửa rầm rầm qua những cầu Eiffel, những cầu toàn bằng sắt thép, nhìn xuống lòng suối, nước chảy xiết, sóng tung những ghềnh đá, đẹp không bút mực nào tả được, tôi tưởng trái tim mình vỡ ra như một đóa hoa... tả tơi mà vẫn còn nguyên vẹn! Xe lửa uốn mình như rắn lượn qua các sườn núi phất phơ cỏ lau. Cầu Đất xanh um trà. Eo gió tiếng thông reo vi vút. Cà-beu lạnh ngắt mù sương. Trạm Hành long lanh giọt nắng. Dran ầm ì tiếng sóng của con sông Đa Nhim. Trong rừng, những con chim đủ màu sắc, không biết gọi chim gì, chuyển cành ríu rít. Những con vượn đen mướt một tay vin cành, một tay ngoắc ngoắc thinh không, răng trắng, môi hồng, tiếng kêu chí cha chí chét. Bắt đầu nghe lạnh từ khi xe lửa rột rẹt vào hàng răng cưa. Lạnh vì nghe ê răng. Lạnh vì có cảm tưởng mình đã qua cái cổng chào của Đà Lạt yêu thương, tân kỳ mà trùng trùng cổ kính...
Xe lửa rít những hồi còi lanh lảnh sau ga cuối cùng là Trại Mát, còn cách Đà Lạt 7km. Đà Lạt không chỉ toàn là núi đồi với lác đác một vài ngôi nhà dưới hông sâu, trên đỉnh đồi hay những thị trấn như bàn tay nó tạo dựng đây đó trên lối vào thành phố. Đà Lạt hiện nguyên hình một nàng Tiên diễm ảo. Những ngôi biệt thự khác kiểu nhau, nằm kề hay tách riêng, không chìm xuống mà trồi lên sững sờ trong ánh mắt. Hoa và hoa. Chỗ nào cũng hoa. Hoa trong sân nhà. Hoa trên thảm cỏ. Hoa của trời đất. Hoa của người ta. Những chòm thông tỏa bóng trên những mái ngói đỏ, ngói vàng. Rừng thông ngay trong thành phố, có lúc thấy như cao hơn đỉnh tháp chuông nhà thờ con gà, có lúc thấy san sát với mái trường Võ Bị quốc gia dãy ngang dãy dọc...
Thông long lanh rớt với tiếng chuông chùa Linh Sơn thánh thót, ngọt ngào như tiếng lạc ngựa leng keng. Đà Lạt làm nhớ cà rem cây. Thương quá. Đà Lạt tuổi thơ hồng hồng má thắm. Tuổi mười bảy của tôi hai bàn tay ngát hương...
Tôi ôm chầm lạnh ngắt từng cây trụ đúc của hành lang nơi ga Đà Lạt. Ô! Một nhà ga đẹp hơn bất cứ nhà ga nào tôi đã đi qua. Hơn cả Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Nha Trang...
Nắng vàng chảy như nước mắt của tôi bây giờ. Đà Lạt hồi đó dễ thương biết bao. Đà Lạt bây giờ cũng dễ thương biết bao, nếu tôi được ôm chầm lạnh ngắt từng cây trụ điện trồng dọc theo những con đường! Xe lửa tới nơi và đậu lại. Không lên Ban Mê Thuột. Không lên Pleiku, Kontum. Không cả xuống Di Linh, Blao, Da Huoai... Xe lửa tới nơi và tôi tới Đà Lạt muôn đời yêu quí!”
Soạn giả: LS. Ngô Tằng Giao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét