Tương truyền, khi “Thánh thi” Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định
đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng
mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng :“Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô
tắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Cảnh đẹp nhường kia sao khó
viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ). Để ghi nhớ giai thoại văn học “Thôi
Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút” thú vị này, ngày nay ở phía Nam lầu Hoàng
Hạc, người ta xây dựng “Đình gác bút”, làm điểm tham quan, dừng chân
cho du khách.
Huyền thoạiTheo sách “Liệt tiên toàn truyện” của Vương
Thế Trinh đời Minh, có chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu
ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có có đạo sĩ già ăn
mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu nghèo tốt bụng, thấy ông
lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin
rượu. Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: “Một năm qua, ngày nào
anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quí, tặng
anh để tỏ lòng biết ơn”. Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con
hạc, dặn: “Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho
khách”. Dứt lời, đạo sĩ biến mất.
Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa. Từ đấy,
khách uống rượu hiếu kì kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên
giàu có. Bỗng một hôm đạo sĩ quay lại nói: “Mười năm qua, tiền anh kiếm
được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?”. Rồi, ông rút cây sáo
thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì
thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên Hoàng Hạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét