Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

MỘT NGƯỜI VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI





Rồi vài trăm năm sau
Giấy nát, mực phai màu
Thi nhân ngồi gục chết
Ai khóc chuyện thương đau !
Hắn, một người rất người ở cuộc đời này. Gương mặt hắn, làm tôi nhớ đến Zorba của Kazantzaki, chằng chịt những vết phong trần. Hắn luôn luôn ngạc nhiên. Nhưng cái hắn ngạc nhiên đều là những cái tầm thường mà mọi người đều biết. Hắn có đôi mắt nhìn như một trẻ thơ. Có phải hắn trả hắn về cội nguồn không nhỉ? Hắn hùng biện đủ trò giữa cuộc đời này. Tình yêu, nghệ thuật, chân lý... như một đứa trẻ bày đồ chơi trước mắt mình. Chơi chán rồi phá đi, rồi lại chơi nữa... và hắn cũng là một ông tiên rất thoát, rất thong dong. Ở bất cứ một xó xỉnh nào, hắn vẫn muôn đời là hắn. Thơ của hắn là những bài kinh cứu khổ hết sức tế nhị nếu người nào thấy được. Hắn là kết tinh của những vì sao lạ vì nơi hắn có một cái gì đó rất quyến rũ mọi người. Hắn đi khắp nơi và nơi nào có mặt hắn là nơi đó rộn rã những tiếng cười sảng khoái. Hắn, hiện thân của sự vui vẻ. Rồi có những đêm hắn lang thang giữa phố chợ một mình cô đơn, và cũng có đôi lúc hắn quỳ xuống tạ ơn người, tạ ơn cuộc đời, tạ ơn tất cả, để quay về bên bờ vực thẳm suy tư, kiếm tìm một hạt bụi nào đó đã vô tình biến dạng qua trí nhớ của hắn.
Hắn – Đặng Cước, hắn như một viên kim cương mà mỗi người đứng mỗi góc nhìn nhận. Nói hắn sống rất hiện thực cũng đúng, mà nói hắn sống rất ấn tượng hay trừu tượng thì cũng đều đúng cả. Với hắn là như thế. Có phải hắn đã giác ngộ rồi hay không? Điều đó thì hắn biết lấy. Nhưng với người nhìn hắn thì họ thấy mình như một chúng sinh bị xích xiềng giữa thế gian này và mơ ước những bứơc chân của hắn. Có phải thế không nhỉ?
Tôi viết về hn như viết về một huyền sử của một người nào đó trong truyện cổ tích thần thoại Ba Tư, nhưng hăn có THẬT, có thật ở nơi này. Bây giờ chúng ta hãy xem những giòng thơ thật sự từ cửa miệng hắn thốt ra.
Mùa hạ, 29/5/1982
Quỷ Tịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét