(...) Rồi đọc từng
dòng suy tưởng trong thơ Phù Vân Đặng Cước, tôi có cảm giác lâng lâng và hoặc
đúng đó là những bức tranh được Phù Vân Đặng Cước vẽ lên bằng ngôn ngữ tự do,
xuất phát từ trái tim thương yêu của mình, rất chân thực.
Một
bóng trăng, một con dốc đứng giữa trời hoang và một con tàu rời sân ga, một vài
cánh hoa rơi nhẹ trong vườn, một bóng đèn hiu hắt trong đêm khuya, cho đến một
vài que củi khô đốt lên những đóm lửa rất bình thường, nhưng với sự cảm nhận
sâu sắc về thực tại cuộc sống, Phù Vân Đặng Cước đã vẽ lên những hình ảnh rất
thân thương rất gần gũi với chúng ta.
Nếu
nói thơ ca là tiếng nói chân thành của con tim, thì thơ Phù Vân Đặng Cước đã
thể hiện rất trọn vẹn tiếng nói ấy.
Một
điều đáng nói là thơ Phù Vân Đặng Cước rất bình dị, hồn nhiên, nhưng càng đi
vào chiều sâu, với một chút suy tư, và với một sự đồng cảm sâu sắc, chúng ta có
thể tìm thấy ở đó một tâm hồn rộng mở, giàu tính nhân bản.
Một
số bạn thân thường gọi Phù Vân Đặng Cước là “chàng thơ say”. Nhưng cái say của
Phù Vân Đặng Cước rất tĩnh, rất dễ thương, như một bạn nào dó đã viết tặng Phù
Vân:
Trăm
ngụm rượu vẫn chưa say
Mà
say lảo đảo từ ngày yêu em
Em
có thể là một bóng trăng, một vài giọt nắng ban mai, một cành hoa dại bên
đường, hay cả đại dương mênh mông, mà ở đó Phù Vân Đặng Cước tìm thấy chân lý
của cuộc sống rất cao dẹp, để từ đó không có giận hờn mà chỉ có yêu thương.
Chính đó là chất liệu sống, là chất men nồng, làm cho Phù Vân Đặng Cước say mê
đi vào cuộc dời một cách tự tại, hồn nhiên.
Các
bạn có thể có sự cảm nhận sâu sắc hơn về thơ Phù Vân Đặng Cước. Riêng tôi, rất
đơn giản là khi tâm hồn mình như say rồi đọc thơ Phù Vân Đặng Cước lại tỉnh, nhưng lúc
tỉnh mà đọc thơ Phù Vân Đặng Cước lại say.
Ý vậy.
Mùa Đông, Bính Tỵ 1995
Mai Khắc Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét