Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3381



HẮN
( tặng Phù Du,...)
Tờ tiền, là sự giấy
Gìn giữ, làm gì đây
Hể mà, may sự hữu
Bèn, xảy môn sum vầy !


Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3380



KHUYÊN
Đừng buồn
Thời ấy
Đã qua rồi !!!

Thơ Phù Vân 3379



THƠ
Là hương hoa, nhè nhẹ
Lan tỏa, trong cuộc đời
Như, lữ hành bất tử
Hun hút, cõi mù khơi !



Thơ Phù Vân 3378



XẾ
Bụi hoàng yến, rực vàng
Dừng lại, đứng bên đàng
Ghi bài thơ, mới nảy
Chiều thu, như chớm sang!

Thơ Phù Vân 3377



TỰ HỎI
Trời, mù mù
Trời, mùa thu
Sao không đi dạo
Lu bu chuyện gì ?!

Thơ Phù Vân 3376



NHỚ BẠN
( tặng Tony Hay, anh
Vũ Thành Lâm,...)
Khi hữu, một số men
Xẹt làm, một sự bèn
Xác, gục ngồi thỏa mái
Xí đỉnh, dậy, rùm beng !

Thơ Phù Vân 3375



ĐẠI HỌC XÁ MINH MẠNG
( tặng Đổ Trung Sinh, Nguyễn
Thanh Kỳ, Đổ Hữu Hạnh,..)

Sáng, chưa ăn gì cả
Vác cây kiếm xuống võ đường
Múa vài bài
Leo lên lầu ba, ngồi nghỉ
Rít liền ba điếu thuốc
Chới với !!!  

230 Minh Mạng, Chợ Lớn-Sài Gòn
                                              1970
            

TRƯỚC GA NHA TRANG

Nha Trang hãy đọc và suy ngẫm ...
SAIGON NHAN SẮC
BÀI 029: MỸ NHÂN ĐẦU THẾ KỸ NGUYỄN THỊ KỲ NAM
HOÀNG THÂN XỨ TRIỆU VOI VÀ HOA KHÔI XỨ TRẦM HƯƠNG
Năm 1927, ở Nha Trang có một hotel mà các bậc vương tôn công tử trên toàn cõi An Nam đều biết tới. Đó là khách sạn Terminus. Mọi tiện nghi và cơ sở vật chất đều đạt yêu cầu của thời ấy. Duy chỉ có một thứ mà những địa phương khác muốn có cũng không tài nào sở hữu.
Đó chính là cô con gái rượu của ông chủ khách sạn có cái tên hơi lạ: Kỳ Nam! Cô chính là sức thu hút không thể cưỡng nổi đối với toàn bộ khách hào hoa lui tới khách sạn.
Năm 1934, một vị hoàng tử đang theo học CĐ Công chánh ở Hà Nội nổi hứng đi nghỉ mát ở vùng cát trắng Nha Trang. Ngay từ ngày đầu tiên, chàng đã bị hớp hồn bởi nhan sắc của Kỳ Nam. Kết cục là một đám cưới Lào-Việt mà sự hoành tráng có lẽ chỉ kém đôi chút so với đám cưới vương giả của hoàng đế An Nam Bảo Đại.
Kỳ Nam trở thành phu nhân của vị hoàng tử mà tên tuổi đã gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Lào với sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (Pathet Lào): hoàng thân Suphanouvong!

Tháng 6/1937, Hoàng thân Souphanouvong, con trai út của Phó vương Bounkhoong và bà phi Mom Kham Ouane nhận bằng tốt nghiệp trường Quốc gia Cầu đường Paris.
Được bổ nhiệm về Sở Công chính Trung kỳ (Travaux publics), Hoàng thân Souphanouvong đáp tàu hỏa từ Sài Gòn ra tới Nha Trang sáng 13/7/1937, đúng sinh nhật lần thứ 28 của ông.
Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2/9/1936, khu nhà ga chỉ có một tầng nhưng khá bề thế, trông ra một vườn hoa rộng.
Tọa lạc hai bên vườn hoa là hai tòa nhà có vẻ ngoài giống hệt nhau và cùng kiểu dáng kiến trúc, cùng màu sắc với nhà ga.
Từ cửa ga nhìn ra, bên trái là Terminus Hotel của Hoa kiều A Tỷ, bên phải là Bon Air Hotel của ông Nguyễn Văn Sung, Chủ sự Bưu điện Khánh Hòa.
Sự hài hòa, khoáng đạt của cảnh quan kiến trúc đã khiến ga Nha Trang được đánh giá là đẹp thứ nhì Đông Dương, chỉ sau ga Đà Lạt …
Đứng ở sân ga nhìn hai khách sạn “song sinh”, Hoàng thân Souphanouvong phân vân, tạm trú tại đâu? Theo tiếng Pháp, Terminus nghĩa là Cuối Cùng, khách sạn mang tên này ở phía Tây, trong khi khách sạn ở phía Đông mang tên Bon Air có nghĩa là Không Khí Trong Lành.
Hoàng thân đã chọn khách sạn ở phía của bình minh, chọn Không Khí Trong Lành. Một lựa chọn định mệnh, không chỉ với riêng ông.
Ông Nguyễn Văn Sung quê gốc ở Quảng Nam, cha mẹ ông tham gia chống ách đô hộ của thực dân Pháp, bị truy lùng nên phải vào Nha Trang lánh nạn.
Cưới vợ đầu là bà Trần Thị Giá đã lâu mà không có con, ông Nguyễn Văn Sung cưới vợ thứ là bà Lê Thị Nói.
Ngày 21/12/1921 bà Nói sinh con gái đầu, được đặt tên là Nguyễn Thị Kỳ Nam, theo tên thứ sản vật quý của Khánh Hòa.
Sau khi học hết tiểu học tại trường Pháp Việt Nha Trang (trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, đường Hàn Thuyên hiện nay), Kỳ Nam ra Huế học trường nữ học Đồng Khánh.
Nhiều cụ cao niên ở Nha Trang như bác Nguyễn Văn Hùng (Cung Giũ Hùng, em ruột nhà văn Cung Giũ Nguyên), vợ chồng bác Trần Văn Sóc - Huỳnh Thị Nhồng … còn nhớ, bà Kỳ Nam có vóc dáng cân đối, nước da trắng, mái tóc đen óng ả, giao tiếp hoạt bát tự nhiên.
Tháng 7/1937, cô Kỳ Nam đang nghỉ hè, phụ giúp cha mẹ ở quầy tiếp tân Bon Air Hotel. Hoàng thân xứ Triệu Voi và hoa khôi xứ trầm hương làm quen nhau tại đây.
Em ruột bà Kỳ Nam là bà Nguyễn Thị Ba Hường kể, ban đầu cha bà không thích Hoàng thân Souphanouvong, vì ông không phải là người Việt.
Cho đến khi bà Trần Thị Giá bị bệnh, phải nằm viện. Bữa đó, ông Nguyễn Văn Sung đến chăm vợ, thấy Hoàng thân Souphanouvong tháo chiếc vòng có tượng Phật ở cổ mình choàng lên cổ bà Giá với thái độ rất thành tâm.
Hoàng thân cho biết, làm vậy để cầu phúc cho bà Giá, mong truyền được sức khỏe sang giúp bà vượt qua bệnh tật …
Ngày 19/1/1938, tiệc cưới giữa Hoàng thân Souphanouvong và cô Kỳ Nam được tổ chức tại Grand Hotel, nay là Nhà khách 44 Trần Phú, Nha Trang.
Sau ba năm làm Trưởng phòng Kỹ thuật tại Travopublic, Hoàng thân Souphanouvong được thuyên chuyển sang Mường Phìn (tỉnh Savannakhet, Lào), rồi lại được điều về Vinh.
Ông đã tham gia thiết kế và phụ trách thi công nhiều công trình như đập Bái Thượng (Thanh Hóa), đập Đô Lương, cầu Yên Xuân (Nghệ An), tháp nước bên sông Cà Ty, ngày nay là biểu tượng của thành phố Phan Thiết …
Lấy chồng, bà Kỳ Nam mang tên Lào là Viêng Khăm (Vienkham, theo tiếng Lào có nghĩa là Thành Vàng, tên cũ của thủ đô Viêng Chăn) và còn có một tên Việt khác là Kiều Miêng.
Ông bà có tám con trai, hai con gái. Khi họ sinh người con thứ năm và là con gái đầu tiên, cụ Nguyễn Văn Sung làm thơ chúc mừng con cháu:
“Năm cháu lưu truyền có sướng không
Bốn rồng một phụng gắn thêm bông
Hoàng gia thơm nức Kỳ Nam Việt
Tài đức lẫy lừng cõi Á Đông”.
Người con gái đó được đặt tên là Đọt Kẹo (Búp Ngọc), tên Việt là Nga Hoàng, sau đổi là Kiều Nga.
Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Souphanouvong ra Hà Nội bàn việc bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam và Lào.
Tối 2/9/1945, xe đón cựu hoàng Bảo Đại, tức công dân Nguyễn Vĩnh Thụy từ Huế ra Hà Nội làm Cố vấn Chính phủ tới Vinh, Hoàng thân Souphanouvong lên xe này cùng ra Hà Nội luôn.
Tháng 10/1945, Hoàng thân trở về Lào tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Ông được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Ông Hoàng Đỏ”.
Cho tới khi Hoàng thân mất ngày 9/1/1995, bà Viêng Khăm đã gắn bó với ông gần 60 năm, trong đó có 30 năm kháng chiến gian khổ.
Phải tạm lánh sang Thái lan, ở Việt Bắc hay ở căn cứ Sầm Nưa, kể cả khi Hoàng thân bị phái hữu Lào bắt giam tại nhà tù Phon Kheng ở Viêng Chăn năm 1959 – 1960, bà luôn ở cạnh ông. Bà mất ngày 1/9/2006.
Hoàng thân Souphanouvong đã làm việc trong ba năm tại Travaux public, nay là Bảo tàng Khánh Hòa (16 Trần Phú). Ông ở tại một ngôi nhà công vụ bên cạnh Travaux publics, trên khu đất nay có khách sạn Sunrise Nha Trang.
Ngày đó, nhà sách lớn nhất ở Nha Trang là nhà sách Hướng Nhật trên đường Graffeuil (tên của Khâm sứ Trung kỳ, nay là đường Thống Nhất).
Bác sĩ Kiều Xuân Cư từng bán sách ở hiệu sách Hướng Nhật vẫn nhớ, Hoàng thân cùng một cộng sự là Kỹ sư Trần Đăng Khoa (người sau này là Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính và Bộ trưởng Bộ Thủy lợi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) thường tới đây vào những chiều thứ Bảy …
Với lòng trân trọng, yêu mến người góp phần quan trọng vun đắp mối quan hệ Lào - Việt “tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, nhà thơ Giang Nam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - đã đề nghị gắn biển ghi nhớ Hoàng thân Souphanouvong ở Bảo tàng Khánh Hòa.
Ông Ngô Hộ - nguyên Chánh Văn phòng Đoàn cố vấn T.Ư Đảng Lao động Việt Nam tại Lào và Bác sĩ Kiều Xuân Cư đề xuất đặt tên Souphanouvong cho đường Thái Nguyên, nơi có Bon Air Hotel. Tuy nhiên …
Nhà ga Nha Trang xưa vẫn còn đến ngày nay, phía trước được gắn tấm biển Di tích lịch sử nhắc nhớ ngày Nha Trang đứng lên chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, 23 tháng 10 năm 1945.
Vườn hoa trước ga nay là công viên Võ Văn Ký, mang tên người đại đội trưởng đã hy sinh anh dũng khi chỉ huy trận đánh quân Pháp ở ga Nha Trang đêm 23/10/1945.
Terminus Hotel được Phòng CSGT, Công an Khánh Hòa sử dụng làm trụ sở, vẫn được giữ vẻ ngoài như xưa. Chỉ có Bon Air Hotel, nơi nảy nở mối lương duyên Hoàng gia thơm nức Kỳ Nam Việt là không còn nữa.
Năm 1978, Hoàng thân Souphanouvong - khi đó là Chủ tịch Cộng hòa DCND Lào và bà Viêng Khăm về thăm Nha Trang.
Cha mẹ bà Viêng Khăm đã mất, nhưng gia đình bà Ba Hường vẫn sống tại nơi chị em bà đã sinh ra và lớn lên, nay là nhà số 2 đường Hai Tháng Tư, phường Vạn Thạnh. Sau chuyến về quê nhà, bà Viêng Khăm mời gia đình bà Ba Hường sang thăm Lào.
Ở Viêng Chăn, bà Viêng Khăm cùng Hoàng thân Souphanouvong và bà Ba Hường đã bàn việc tặng tòa nhà Bon Air Hotel cho tỉnh, lúc ấy còn là tỉnh Phú Khánh.
Về Nha Trang, bà Ba Hường đã trực tiếp trao phong bì có văn bản của bà Viêng Khăm về việc tặng Bon Air Hotel cho Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh, khi đó là ông Mai Dương.
Bon Air Hotel được một Công ty du lịch của tỉnh tiếp tục sử dụng, nhưng chỉ còn được biết đến với số nhà 26 Thái Nguyên.
Sau những dích dắc của cổ phần hóa doanh nghiệp, tòa nhà này thuộc quyền sử dụng của Cty cổ phần Thành Công, một công ty có quan hệ mật thiết với bà T.H., người phụ nữ được coi là nhiều thế lực nhất ở Khánh Hòa.
Cuối tháng 3/2008, công ty này đã cho phá dỡ tòa nhà 26 Thái Nguyên để lấy mặt bằng xây cao ốc văn phòng. Bon Air Hotel mất hẳn dấu vết!
Kể về Bon Air Hotel, rồi bà Ba Hường lại buồn bã nói về ngôi mộ cụ Nguyễn Văn Chất- ông nội của chị em bà - ở khu đất số 46 đường Đồng Nai, phường Phước Hải.
Hoàng thân Souphanouvong đã nhiều lần đến thành kính cúi lạy, thắp hương trước ngôi mộ. Hai dì ruột bà Kỳ Nam là bà Mẫu Đơn và bà Nữ Anh khi mất cũng được chôn cất ở đây.
Năm 1972, trong cảnh thân cô thế cô, bà Ba Hường đã bảo vệ được khu mộ trước sự lấn ép của một gia đình. Sau năm 1975, bà Viêng Khăm đã góp tiền để tu sửa khu mộ.
Nhưng đến năm 1997, một người trong gia đình từng gây sự năm 1972 là ông Phan Quang Nhủy đã gỡ hàng rào khu mộ, dựng lều quán phía trước. UBND thành phố Nha Trang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc ông Nhủy tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên đất công.
Ngày 30/9/1999, ông Võ Lâm Phi - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh) - có công văn gửi UBND tỉnh, nêu ý kiến: “Trong việc tạo dựng mối quan hệ láng giềng, hữu nghị đặc biệt Việt – Lào có sự đóng góp to lớn của cố Hoàng thân Souphanouvong và bà Nguyễn Thị Kỳ Nam.
Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng cùng với gia đình gìn giữ, bảo vệ khu mộ nói trên.”
Tuy nhiên, sau đó gia đình ông Nhủy vẫn dựng căn nhà nhếch nhác che chắn mặt truớc khu mộ, chỉ chừa một lối nhỏ ra vào.
Đến tháng 2/2007, UBND thành phố Nha Trang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất 46 Đồng Nai cho ông Nhủy! Cảnh khu mộ bị vây ép mất mỹ quan đã làm phiền lòng nhiều đoàn quan khách đến viếng.
Cuối tháng 12/2006, Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước đến viếng khu mộ, UBND phường Phước Hải đã phải vất vả che chắn những tấm phên, ván tả tơi ở phía sau căn nhà của ông Nhủy, chỉ cách bia mộ cụ Chất vài mét!
Trong cuộc họp báo mới đây, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói ông không biết tòa nhà 26 Thái Nguyên có liên quan sâu sắc đến Hoàng thân Souphanouvong. Tuy nhiên ông nói, nếu nhà đã được tặng thì phía nhận tặng có toàn quyền định đoạt!
Trung tâm Quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hòa và Bảo tàng Khánh Hòa cũng không lưu giữ tư liệu nào về Bon Air Hotel.
Một cán bộ Bảo tàng Khánh Hòa kể, mới đây có một đoàn khách từ Lào tìm đến những nơi ghi dấu Hoàng thân Souphanouvong ở Nha Trang.
Bon Air Hotel đã bị phá, Bảo tàng Khánh Hòa về cơ bản vẫn như Travaux publics cách đây 70 năm, nhưng đề nghị về việc gắn biển ghi nhớ Hoàng thân Souphanouvong ở đây dường như đã bị lãng quên! Đoàn khách nuớc bạn chụp ảnh, rồi cứ đứng tần ngần ở Bảo tàng hồi lâu.
Họ có biết rằng, trước cách những người có trách nhiệm ứng xử với những địa điểm gắn liền với danh nhân, nhiều người ở Nha Trang, nơi tự hào là thành phố du lịch hấp dẫn bậc nhất Việt Nam cũng đang có tâm trạng như họ!

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3374




NHÀ MÌNH
( tặng em Đặng Sinh )
Chỗ nào, anh cũng thấy
Đôi bàn tay, của em
Những gì, em để lại
Cũng không ít, người xem !

Thơ Phù Vân 3373



CẢM GIÁC
( tặng em Đặng Sinh )
Những chậu lan, em tặng
Ra bông, tự hồi nào
Loay hoay, quá nhiều việc
Chợt thấy, như chiêm bao !

Thơ Phù Vân 3372



TÂM SỰ
Hoàn cảnh, ngặt nghèo quá
Nhiều lúc, thật bơ vơ
Không, làm thơ làm thẩn
Biết làm gì, bây giờ !!!

Thơ Phù Vân 3371



XONG VIỆC
( tặng em Đặng Sinh )
Vài ca khúc, ngày cũ
Thời của, anh em mình
Chiều về, sân nhà vắng
Nhớ em, ngồi lặng thinh !

Thơ Phù Vân 3370



CƯỜI
Anh, thênh thang trời đất
Đâu thiết, chuyện màu mè
Treo màu gì, cũng được
Màu gì, anh cũng nghe !!!

Thơ Phù Vân 3369



ĐỢI
Thời gian dài, gặp lại
Bằng hữu, chuyện vui ghê
Chiếc cổng nhà, đã mở
Sao anh, vẫn chưa về !!!

Thơ Phù Vân 3368



CŨNG LẠ
Thu rồi, lan tiêu* vẫn
Thầm nở, sau lưng nhà
Thu rồi, sao ve vẫn
Còn, rỉ rả rên la !!!

* một loại hoa nở vào mùa hạ.

Thơ Phù Vân 3367



BẢO MÌNH
Hãy buông đi, ngoại vật
Hiện hằng hữu, quanh đời
Nếu có, xí đỉnh vướng
Nên xem, như đồ chơi !!!

Thơ Phù Vân 3366



BẮT CHƯỚC
Cũng, cầm đàn cầm điếc
Cũng, thả hồn thả hiếc
Miệng, ngậm thuốc ngậm thiếc
Mệt thiệt !!!

Thơ Phù Vân 3365



MỘT TỐI
Trên trời, người thắp trăng
Dưới đất, ta đốt lửa
Trăng trăng và lửa lửa
Xa xa, hàng dậu thưa !!!

XE CỖ

Thơ Phù Vân 3364



KHUYA THU
Một chai rượu
Một bình hoa
Vài ba khúc nhạc
Vở òa đêm nay !

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3363



PHÁT HIỆN
Ngộ thay, trong que củi
Có rất nhiều, bông hoa
Tối về, ta cho nở
Đêm, hoa lửa, chan hòa !

Thơ Phù Vân 3362



TẮM BIỂN
Đợt sóng lớn, đập vào
Thuyền neo đậu, lao chao
Mình vội, hụp xuống tránh
Rốt, mình chả bị sao !!!

Thơ Phù Vân 3361



BIẾT
Phố phường, đất chật lắm
Một ngôi nhà, dễ thương
Ốc phòng, dồn một góc
Còn lại, là sân vườn !!!

Thơ Phù Vân 3360



CÁCH
Chiều nay, anh buồn lắm
Hình như, anh nhớ em
Ngoài kia, khung trời xám
Một chút mưa, bên thềm !

BÌNH HOA



Hình ảnh: Mượn bình hoa rất đẹp của bạn để thay cho lời chào mùa thu.
Bạn đặt tên là "Những hợp âm hoang dã", mình thấy thích. 
Còn mình thì mong muốn giữ được một thanh âm thôi, nhưng là của riêng mình. 
(chọn một đại từ thích hợp để nói với cô,  các chú, các anh, các chị và các em, thật là khó. Cho nên xin dùng từ "mình"  cho tất cả những bạn bè mình đã gặp ở đây.  Mình xin phép được tag các bạn).

Thơ Phù Vân 3359




EM TÔI
( tặng Em Đặng Sinh )
Trở về, dưới lòng đất
Chắc thịt da, tiêu rồi
Nhớ, cái thuở còn nhỏ
Thường bồng cõng, đi chơi !

Thơ Phù Vân 3358



ĐẦU THU
Một mình, ngồi ngắm chiều
Một mình, ngồi buồn thiu
Giọng Lệ Thu, réo rắc
Cơn mưa qua, không nhiều !

CẢNH BÁO



HÃY BỎ THÓI QUEN VỪA SẠC PIN VỪA SỬ DỤNG NHÉ !

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3357



RA SỨC
Vượt, bao nhiêu triệu kiếp
Mới sống, gần THUẬN THIÊN
Chuyện này, phải tu tiếc
Không mua được, bằng tiền !!!

Thơ Phù Vân 3356



MÁU
Hắn là vị trống gà
Rất khoái chuyện la cà
Khi nào mà hữu mái
Thì đâu muốn rời xa !!!

Thơ Phù Vân 3355



THẢ HỒN
Vài bản nhạc, xa xôi
Vài bản nhạc, một thời
Góc quán buồn, nghe lại
Trầm ngâm, không một lời !

Thơ Phù Vân 3354

Hình ảnh

NÓI GIẢ
Từ lâu,
Ta bỏ cung đàn
Bây giờ cầm lại
Ngỡ ngàng làm sao !!!

Thơ Phù Vân 3353



NGUYÊN
Cuộc đời, thật đơn giản
Nếu hồn, không thanh thản
Sẽ nhìn thấy, rườm rà
Rồi, đâm ra bất mãn !!!

Thơ Phù Vân 3352



CHẢ VƯỚNG
Người ta, xô tôi lên
Tôi lên
Người ta, đẩy tôi xuống
Tôi xuống !!!

Thơ Phù Vân 3351



CŨNG BUỒN
Những cơn mưa, ập xuống
Xa xa, tận rừng sâu
Theo giòng sông, giòng suối
Cuốn trôi, mấy nhịp cầu !!!

Thơ Phù Vân 3350



QUÁN BÊN CẦU
Giòng sông, lặng lẽ trôi
Có ai, trầm ngâm ngồi
Nghe, chiều về, chút nắng
Nghe, chuyện ai và tôi !!!

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3349



ĐÊM VỀ
Chút gió thu, lành lạnh
Con đường về, vắng tanh
Thui thủi, mình chớ mấy
Đời, đâu luôn màu xanh !

Thơ Phù Vân 3348



XÓT
Trở lại, động Thủy Liêm
Đàn khỉ con, im lìm
Vị khỉ già, lặng ngắm
Rồi thì, cũng lim dim !!!

Thơ Phù Vân 3347



VẪN HÒA
Thu mình, ở một góc
Thả mắt, về xa xôi
Hữu bằng, rộn vui vẻ
Giờ, mình đã già rồi !

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3346



ĐÂU CÒN
( K. tặng đôi bạn
Hoàng Ngọc Khôi và
Đổ Lai Vỵ ).

Đang ngồi, trong bàn nhậu
Dõi mắt, như chờ ai
Anh có, người bạn thiết
Giờ, ở chốn tuyền đài !!!

     Nha Trang, 25/8/2014.

Thơ Phù Vân 3345



LỜI NGƯỜI BẠN
Kể từ nay, mình sẽ
Chả nói, đạo điếc gì
Vì ngồi, trong bàn nhậu
Chuyện đó, rất ít phi !!!

Thơ Phù Vân 3344



ĐOẠN LÀM NGƯỜI
Ghé lại, cõi trần gian
Một hồi, rồi lên đàng
Bởi thế, ta phải sống
Làm sao, nom cho sang !

Thơ Phù Vân 3343



ĐÚNG MỨC
Cõi tu, mà cực bự
Đó là, cuộc đời này
Vị nào LỤC HÒA được
Vị đó, quả tuyệt hay !!!

Nhờ thầy Phù Du xem và
có gì sai thì chỉnh hộ !

Thơ Phù Vân 3342



NGHĨ VẬY
Vườn, muốn sạch
Cần phải, dọn diếc
Hồn, muốn sạch
Cần phài, tu tiếc ?!

Thơ Phù Vân 3341



TRONG BÀN NHẬU
( tặng Phù Du và...)
Rồi người, bỗng lặng im
Không xẹt xiếc, một lời
Vài câu thơ, xuất hiện
Đọc bằng hữu, nghe chơi !



Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Thơ Phù Vân 3340



GIẢI
Vài phiến buồn, nhè nhẹ
Len lén, vào hồn ta
Cứ lòng vòng, ở đó
Trào thơ, mới chịu ra !!!

Thơ Phù Vân 3339

 

PHÁ VỞ
Trời đất, đã quy hoạch
Chỗ này, là núi
Chỗ nọ, là sông
Sao đời, cứ cải
Chơi môn, ngược dòng !

Thơ Phù Vân 3338



NGU Ý
Có gì đâu, ghê gớm
Phải, dời núi lấp sông
Cứ, thuận theo trời đất
Đời sống, sẽ thong dong !