Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Thơ Phù Vân 1536



KHÓ XỬ
Mình, đã rời cõi thế
Trở về, chốn tu hành
Sao, các cô kỳ quá
Cứ, bu riết theo anh !!!

Thơ Phù Vân 1535



VẤN
Làm Phật, có sướng không
Người ta, lạy chất chồng
Từ tít, ở ngoài ngõ
Ngài, mắt nhìn mênh mông !

Thơ Phù Vân 1534



SÓNG THẦN
Đang, bình yên vô sự
Bỗng, sóng gió nỗi lên
Những tàu bè, hạng nặng
Trôi trên phố, lềnh bềnh !

Thơ Phù Vân 1533



ĐƯỜNG HẦM
Chỉ, đất cựa một cái
Thì, những chỗ mối hàn
Nằm sâu, trong lòng đất
Có thể, sẽ rạn ngang !

Thơ Phù Vân 1532



THẦN SẤM
Tao gầm lên, một tiếng
Là, tất cả đều nghe
Tụi mày, được mấy chút
Mà hò hét, vậy hè !

Thơ Phù Vân 1531



ĐỪNG ĐÙA
Bao nhiêu sức trong đó
Mà đòi chống, đất trời
Tắt gió mây, một chút
Là, vạn vật hết hơi !

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Mai khắc Huy



ĐỌC THƠ
PHÙ VÂN ĐẶNG CƯỚC

(...) Rồi đọc từng dòng suy tưởng trong thơ Phù Vân Đặng Cước, tôi có cảm giác lâng lâng và hoặc đúng đó là những bức tranh được Phù Vân Đặng Cước vẽ lên bằng ngôn ngữ tự do, xuất phát từ trái tim thương yêu của mình, rất chân thực.
Một bóng trăng, một con dốc đứng giữa trời hoang và một con tàu rời sân ga, một vài cánh hoa rơi nhẹ trong vườn, một bóng đèn hiu hắt trong đêm khuya, cho đến một vài que củi khô đốt lên những đóm lửa rất bình thường, nhưng với sự cảm nhận sâu sắc về thực tại cuộc sống, Phù Vân Đặng Cước đã vẽ lên những hình ảnh rất thân thương rất gần gũi với chúng ta.
Nếu nói thơ ca là tiếng nói chân thành của con tim, thì thơ Phù Vân Đặng Cước đã thể hiện rất trọn vẹn tiếng nói ấy.
Một điều đáng nói là thơ Phù Vân Đặng Cước rất bình dị, hồn nhiên, nhưng càng đi vào chiều sâu, với một chút suy tư, và với một sự đồng cảm sâu sắc, chúng ta có thể tìm thấy ở đó một tâm hồn rộng mở, giàu tính nhân bản.
Một số bạn thân thường gọi Phù Vân Đặng Cước là “chàng thơ say”. Nhưng cái say của Phù Vân Đặng Cước rất tĩnh, rất dễ thương, như một bạn nào dó đã viết tặng Phù Vân:
Trăm ngụm rượu vẫn chưa say
Mà say lảo đảo từ ngày yêu em
Em có thể là một bóng trăng, một vài giọt nắng ban mai, một cành hoa dại bên đường, hay cả đại dương mênh mông, mà ở đó Phù Vân Đặng Cước tìm thấy chân lý của cuộc sống rất cao dẹp, để từ đó không có giận hờn mà chỉ có yêu thương. Chính đó là chất liệu sống, là chất men nồng, làm cho Phù Vân Đặng Cước say mê đi vào cuộc dời một cách tự tại, hồn nhiên.
Các bạn có thể có sự cảm nhận sâu sắc hơn về thơ Phù Vân Đặng Cước. Riêng tôi, rất đơn giản là khi tâm hồn mình như say rồi đọc thơ Phù Vân Đặng Cước lại tnh, nhưng lúc tnh mà đọc thơ Phù Vân Đặng Cước lại say. Ý vậy.
                                          
Mùa Đông, Bính Tỵ 1995
                                                   Mai Khắc Huy

Thiền sư

Hình ảnh: Nhuc thân của Thiền sư trụ trì chùa Đậu / toàn thân Xá Lợi

Thơ Phù Vân 1530



LÀ MỘT
( t, tặng Phạm bé Sáu, Đặng Cước )
Ngày xưa, em, BIỂN NẮNG
Bây giờ, anh, VƯỜN HOA...
Hữu duyên, được gặp lại
Ta cùng chơi, môn hòa !

Thơ Phù Vân 1529



NGƯỜI LÀM VƯỜN
Nhiều khi, nằm ngẫm nghĩ
Phải khả năng, tầm cao
Làm nỗi, sự vi tính
Đếch biết, thằng cha nào !

Thơ Phù Vân 1528



ĐAM MÊ
( t. tặng Phạm bé Sáu )
Em ngồi, bên khnng cửa
Nghiên cứu gì, xa xôi
Quên đi, cả điếu thuốc
Lửa cháy, sém bàn rồi !

Thơ Phù Vân 1527



CẢM GIÁC
( t. tặng em Nobita )
Có ngôi nhà, nho nhỏ
Trong khu vườn, xinh xinh
Cũng, sân sau sân trước
Tảng đá, bất thình lình !

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Thơ Phù Vân 1526



ỚN
Trái đất này, rộng quá
Mà, chen chúc làm chi
Nhà tầng, cao vời vợi
Nhìn thấy, muốn ngủ khì !

Thơ Phù Vân 1525




Đâu cần gì, phải lớn
Mới nói được, nhiều điều
Co cụm, trong một chút
Mà, chúa được bấy nhiêu !

Thơ Phù Vân 1524



GA ĐÀ LẠT
( Kính tặng chú Tâm )
Gần chiều, đến Đà lạt
Nhiều cụm thông, trên đồi
Công trình, hùng vĩ quá
Đầu tiên, thấy trong đời !

Thơ Phù Vân 1523



GA THÁP CHÀM
( t. tặng Phạm bé Sáu )
Ước, một ngày nào đó
Mình, trở lại chốn này
Ánh trăng vàng, trãi khắp
Đêm đó, chúng mình say !

Thơ Phù Vân 1522


 
ĐÔI BẠN
( t. tặng Phạm bé Sáu )
Thời gian, không dài lắm
Hai đứa mình, bên nhau
Tháp Chàm, những ngày ấy
Cách biệt, nhớ điên đầu !!!

Thơ Phù Vân 1521



NÓI THIỆT
Ngày đêm, thường lên mạng
Được xem, gần như luôn
Có hôm, bận gì đó
Không ngồi, cũng thấy buồn !

Đồng Thuyền







NGUỒN THƠ PHÙ VÂN


Ồ, thằng cha Đặng Cước
Thong dong quên phiền trược
Vũ trụ thường xưng trùm
Đúng là tên xất xấc xược !
Như một cơn gió xoáy phẫn nộ dị thường, như một áng tinh kỳ huyền ảo xẹt giữa đêm sao; hoặc cũng như một bông hoa nhỏ lạ lùng duyên dáng có sức hút mạnh giữa vườn hoa khoe sắc, sự rung của Phù Vân trở thành một thể thơ đầy ấn tượng như thế. Trùng trùng tiếp nối tặng cho bạn bè nụ cười vui thích và cũng để lại trong lòng nhau tiếng ngân dài với một chút xao xuyến bâng khuâng.
Từ sự cảm trong hiện thực đời thường, qua lời lẽ duyên dáng dí dỏm, đến thanh âm làm điêu đứng chan chát chập chùng, in như là tự nhiên sắp xếp thành một tứ thơ gọn nhẹ, vừa mang âm sắc bình dân của một bài thơ con cóc, vừa trang nhã lung linh của một áng thơ Đường, đồng thời cũng vừa âm hao tĩnh lặng của một bài haiku bất hủ. Kết hợp cả ba để trở thành cái phong cách độc đáo của thơ Phù Vân Đặng Cước. Cứ thế ào ào tuôn chảy vào cuộc đời trong gần hai thập kỷ qua.
Đôi mắt em sáng ngời
Như âu yếm nhìn tôi
Mình thầm nghĩ như thế
Nếu không đúng thì thôi
(PV)     
   (Thơ Phù Vân)

Xuân Phong, tháng giêng, năm Tý.
Đồng Thuyền

Thơ Phù Vân 1520



CON NGƯỜI
Phớt qua, trên mặt đất
Vài khoảnh khắc, rồi đi
Không bày trò, thú vị
Thì, đâu biết làm gì !

Thơ Phù Vân 1519



CỬA BIỂN
Những cánh buồm, no gió
Chăm chăm, chạy vào bờ
Trên thuyền, đầy ấp cá
Lai láng, những vần thơ !

Thơ Phù Vân 1518



DIỄM PHÚC
Các bạn, đã nằm xuống
Riêng mình, còn được ngồi
Làm, thứ này thứ nọ
Như vậy, cũng được rồi !

Thơ Phù Vân 1517





NHÀM
Rồi cũng...
Rồi cũng...
Rồi cũng, ba thứ ấy
Mãi
Buồn nôn !!!

Thơ Phù Vân 1516



HÌNH NHƯ VẬY
Khi đã, đạt đỉnh rồi
Chẳng cần, đi nơi nơi
Chỉ cần, ở một chổ
Cũng, thấu được đất trời !

Kỳ Sơn Lê viết Thấu





CẢM NGHĨ
VỀ TẬP THƠ 
PHÙ VÂN ĐẶNG CƯỚC


Tự nhiên là thực chất của thiên nhiên. Hồn thơ của thi sĩ Phù Vân Đặng Cước rất tự nhiên, mang một sức sống âm thầm đi lên theo bản chất của thiên nhiên man dại, kiên nhẫn, bất chấp cái tồi tệ nhất của lịch sử, cũng có nghĩa là chấp nhận cái tồi tệ nhất của lịch sử, mà thấy đời vẫn thanh tao, và vươn lên như mầm non cây cỏ trong sụp đổ hoang tàn.
Hy vọng là tình thương gắn bó hữu cơ, làm cho hồn thơ của thi nhân sống động, yếm thế mà không yếm thế, lai láng và phong phú, một buổi trưa hè trên đồng ruộng quê hương hay sẩm tối hoàng hôn chiều ba mươi Tết.
Không là cơ hội mà là bẩm sinh từ nguồn gốc cha ông trên thượng tầng trí thức (ông cố thi nhân là một tú tài văn võ song toàn, quán triệt nhân sinh, cái trí thức truyền thống ấy là chất liệu dinh dưỡng nuôi sống mầm non, trả giá hanh thông, con đường sáng lạng cả tương lai).
Đỉnh cao của giá trị trí thức bẩm sinh như ngôi sao sáng tỏa trong vườn hoa khoa học, nghệ thuật và mỹ thuật, một nụ cười hé mở, một ngụm rượu tri âm, đưa hồn thơ của thi nhân chầm chậm đi tới như Phù Vân lơ lửng trên nền trời xanh thẩm.
Một thế hệ và một thế hệ nối tiếp dẫm lên cái quá khứ đường ray, cũng là những đóa hoa đang nở rộ trong vườn hoa ký ức thời gian và thái độ.
Hồn thơ và ý thơ của thi nhân Đặng Cước quyện nhau như Bích Vân, Phù Vân trên đỉnh cao thế hệ, là một tinh túy sinh tồn, vượt tầm thời gian và không gian, “biến dạng” “sau lớp hoa nguyên đã ra tàn”.
Thi nhân Đặng Cước là con người của thiên nhiên xác định “thái độ” thủy chung như nhất nàng thơ và hồn thơ sống mãi trong thi nhân, quả là cái tuyệt vời của tập thơ Phù Vân Đặng Cước.
                                                      
Trung Thu 2003
Kỳ Sơn Lê Viết Thấu

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Thơ Phù Vân 1515



THÚ NHẬN
Thơ mình, ít chữ quá
Nên, chấm phết tùm lum
Xin các bạn, thông cảm
Đừng, la lối um sùm !

Thơ Phù Vân 1514



ĐẸP
( t, tặng Phạm bé Sáu, Võ chí Hiền )
TÙNG, cafe quán cỗ
Hai người bạn, nghe nhau
Hẹn hò, để gặp gở
Cái buổi gặp, ban đầu !

Thơ Phù Vân 1513



NHƯ CHIÊM BAO
( t. tặng Phạm bé Sáu )
Mấy mươi năm, không gặp
Tưởng em, đã lìa đời
Rồi, tình cờ một sáng
Nghe tiếng em, tuyệt vời !

Thơ Phù Vân 1512



KẾT THÚC
Để đi tìm, nguồn sống
Rồi, người vượt biển khơi
Rồi, tàu ghe trục trặc
Rồi, thân xác lìa đời !

Thơ Phù Vân 1511



VẮNG NHÀ
Một số ngày, bận rộn
Nhà từ đường, bỏ bê
Chiều nay, trở về lại
Hoa lá úa, buồn ghê !

PHẠM QUÃNG








VỀ THƠ ĐẶNG CƯỚC



Qua khung cửa nhỏ tôi nhìn thấy
Cành trúc chập chờn thoáng gió qua
Và:
Ngoài kia trời rên r
Trong hồn con nhớ cha
Những chiều mưa âm ỉ
Trên đường vắng người qua
Đâu đâu cũng nhìn thấy Đặng Cước với đôi mắt chọc thẳng vào cuộc đời, không màu mè khoa trương, không khách sáo mời mọc, đôi chân mạnh mẽ gõ mạnh trên cuộc đời làm vang lên những tiếng kêu mộc mạc đơn sơ nhưng cũng đủ độ âm ỉ để làm tan những đám mây chiều bảng lng trong ngôn ngữ thơ văn.
Một cơn gió chiều hiu hiu thổi. Một vài giọt sương còn đọng trên lá ban mai, những buổi nấu cơm cho con, vui chơi với con, những lúc trông vợ về... đều bàng bạc trong lời thơ của Đặng Cước, một sắc hương ý vị, một trung thực tuyệt vời và đôi lúc cũng nhảy nhót, dí dỏm, vui tươi.
Hãy nhìn thẳng cuộc dời bằng những màu sắc đơn giản của nó, đừng tô son chuốt phấn, đừng bẻ quặt theo ý tưởng riêng tư. Hãy sống cho thật trọn vẹn. Hãy rung động cho thật sâu xa và hãy khóc cho thật trọn vẹn tròn đầy theo nhịp rung của cây lá, của trăng sao. Đặng Cước đã sống và đã chết theo từng câu, từng chữ và luôn luôn ta thấy dường như Đặng Cước những khi tình ý tuôn nhiều quá đã trở nên uất nghẹn, tức tưởi và bỏ lửng câu thơ cho người đọc suy tư.
Thơ Đặng Cước hay ở chỗ là nhìn vào đó thấy, thấy rồi đâm ra dễ thương. Thơ và người gần nhau như một. Thơ ôm lấy người nhảy múa, người ôm lấy thơ trần truồng, uốn khúc, bay lượn ngang tàng, trịch thượng trên trần gian, dưới địa ngục, trên đôi môi của người yêu, trên đống phân của con và trong ngàn câu nói sủi bọt của thân phận con người.

Qua Đặng Cước, người ta chợt nhớ đến nhà thơ tiền chiến, Lưu Trọng Lư, với tình vợ con và gia tộc. Ấy, trong văn thơ đề tài gần như bao giờ cũng cũ và bao giờ cũng mới, cũng hấp dẫn, ấy là tình yêu trai gái. Rất thật khi ta nghe được những câu thơ:
Hì hục với bốn con
Sáng chỉ một chén non
Trưa, chiều được bốn quả
Thế mà, vẫn còn con!
Hay:
Trăng ơi! Trăng ngủ trong mây
Con tôi đã nói thế này khi qua
Núi xanh biển rộng trời xa
Gia đình tôi đến ngôi nhà tình thương
Chắc chắn một điều là Đặng Cước không gọt văn, đẽo chữ. Đặng Cước không làm thơ, ý tứ tự do tuôn trào và ghi lại dưới ngòi bút. Mây cứ bay đi khi gặp gió, trăng cứ hờ hững khi trời trong và tư tưởng cứ cực trào khi gặp sóng.
Bấy nhiêu lời trên, dẫu sao cũng chỉ phô diễn được một phần rất ít về Đặng Cước. Thôi, mời bạn hãy cởi bỏ y phục của bạn để vào chơi trong vườn thơ Đặng Cước.

Chủ nhật, 31/ 8/1982


***

Tặng Phù Vân Đặng CướcTẶNG

Nghe dòng sông liếm bên bờ cỏ
Hoa nở trong lòng mưa bay bay!
              
Sông Cầu Bè 1980
                  Phạm Quảng