Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Kỳ Sơn Lê viết Thấu





CẢM NGHĨ
VỀ TẬP THƠ 
PHÙ VÂN ĐẶNG CƯỚC


Tự nhiên là thực chất của thiên nhiên. Hồn thơ của thi sĩ Phù Vân Đặng Cước rất tự nhiên, mang một sức sống âm thầm đi lên theo bản chất của thiên nhiên man dại, kiên nhẫn, bất chấp cái tồi tệ nhất của lịch sử, cũng có nghĩa là chấp nhận cái tồi tệ nhất của lịch sử, mà thấy đời vẫn thanh tao, và vươn lên như mầm non cây cỏ trong sụp đổ hoang tàn.
Hy vọng là tình thương gắn bó hữu cơ, làm cho hồn thơ của thi nhân sống động, yếm thế mà không yếm thế, lai láng và phong phú, một buổi trưa hè trên đồng ruộng quê hương hay sẩm tối hoàng hôn chiều ba mươi Tết.
Không là cơ hội mà là bẩm sinh từ nguồn gốc cha ông trên thượng tầng trí thức (ông cố thi nhân là một tú tài văn võ song toàn, quán triệt nhân sinh, cái trí thức truyền thống ấy là chất liệu dinh dưỡng nuôi sống mầm non, trả giá hanh thông, con đường sáng lạng cả tương lai).
Đỉnh cao của giá trị trí thức bẩm sinh như ngôi sao sáng tỏa trong vườn hoa khoa học, nghệ thuật và mỹ thuật, một nụ cười hé mở, một ngụm rượu tri âm, đưa hồn thơ của thi nhân chầm chậm đi tới như Phù Vân lơ lửng trên nền trời xanh thẩm.
Một thế hệ và một thế hệ nối tiếp dẫm lên cái quá khứ đường ray, cũng là những đóa hoa đang nở rộ trong vườn hoa ký ức thời gian và thái độ.
Hồn thơ và ý thơ của thi nhân Đặng Cước quyện nhau như Bích Vân, Phù Vân trên đỉnh cao thế hệ, là một tinh túy sinh tồn, vượt tầm thời gian và không gian, “biến dạng” “sau lớp hoa nguyên đã ra tàn”.
Thi nhân Đặng Cước là con người của thiên nhiên xác định “thái độ” thủy chung như nhất nàng thơ và hồn thơ sống mãi trong thi nhân, quả là cái tuyệt vời của tập thơ Phù Vân Đặng Cước.
                                                      
Trung Thu 2003
Kỳ Sơn Lê Viết Thấu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét